Có câu nói rằng “Nếu bạn xin được việc ở Nhật thì sẽ không phải sợ xin việc ở bất kỳ nơi nào khác“. Câu nói này phần nào cho thấy sự khó khăn để có được một việc làm toàn thời gian ở Nhật Đây là điều không hề dễ dàng đối với sinh viên quốc tế mong muốn có được công việc đúng chuyên ngành, lại không nói được tiếng Nhật, thậm chí không dễ dàng ngay cả với nhiều sinh viên Nhật Bản.
Trên thực tế thị trường làm việc ở Nhật là không nhỏ, thậm chí là rất lớn với khoảng 141 loại ngành công nghiệp, 30,000 công ty tuyển dụng mỗi năm và nhiều cơ hội cho tất cả các ngành nghề phù hợp với mọi chuyên ngành từ xã hội đến kỹ thuật, từ sản xuất đến dịch vụ và có chu trình tuyển dụng rõ ràng được lặp lại hàng năm.
Theo thống kê số lượng sinh viên quốc tế học tập ở Nhật mỗi năm khoảng 140,000 người (JASSO, 2011) thì số trụ lại làm việc ở Nhật là 8,586 người (Immigration Bureau of Japan, 2011). Trong đó 70{1287c83c994ffed3ac4fe4e97dbd52d5369a9d3da77412f05b880c9200f50952} là ngành dịch vụ – xã hội và 20{1287c83c994ffed3ac4fe4e97dbd52d5369a9d3da77412f05b880c9200f50952} là ngành kỹ thuật, 10{1287c83c994ffed3ac4fe4e97dbd52d5369a9d3da77412f05b880c9200f50952} các ngành khác. Một con số không lớn. Vậy lý do là gì?
Các công ty Nhật Bản hiện nay đã cởi mở hơn trong việc tuyển dụng sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên đến từ các nước đang phát triển như Đông Nam Á, Trung Quốc, và châu Phi. Xu hướng của các công ty Nhật ngày nay là tập trung tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường Châu Á và Châu Phi hơn là thị trường các châu lục khác. Các nước này là điểm đáp của các dự án mà Nhật đang muốn đầu tư vào và mở rộng ra. Có 2 lý do: thứ nhất là 2 châu lục này có nhiều nước đang phát triển vẫn rất cần công nghệ của Nhật, Nhật có thể dễ dàng bán lại công nghệ, hoặc làm chủ thầu cho các dự án sử dụng vốn ODA mà chính Nhật tài trợ cho các nước đó, hợp tác có lợi cho cả 2 bên. Thứ 2 là Nhật muốn kết nối với các nước Đông Nam Á về mặt kinh tế từ đó tiến tới mối giao hữu về mặt chính trị, để tạo ra cán cân đối trọng với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có cơ hội tìm được một công việc tốt tại Nhật Bản.
Đặc biệt là, sự cạnh tranh giữa sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài là như nhau. Các công ty Nhật đón tiếp, hành động và cư xử theo văn hóa của họ, không có bất kì sự ưu đãi hay phân biệt đối xử nào khác biệt. Nên không có gì phải lo lắng sợ bị phân biệt, hay lại càng không được ỷ lại.
Lợi thế của người Nhật là tiếng Nhật (hiển nhiên), được đào tạo bài bản từ nhỏ, am hiểu quy trình và tác phong xin việc. Yếu điểm của họ là ngoại ngữ (tiếng Anh) và sự hiểu biết, va chạm với các nước khác. Sinh viên Nhật có thể viết tiếng Anh rất giỏi, có thể nghe hiểu tốt nhưng ngại nói. Họ không thèm đi du học ở các nước khác, họ nghĩ học ở nước họ là đủ và cũng một phần là do ngại nói tiếng Anh. Lợi thế của sinh viên nước ngoài là kiến thức chuyên môn không chỉ gặt hái được trong quá trình học tập tại Nhật mà còn là kinh nghiệm từ nước nhà mà người Nhật không có được, sự hoạt bát tự tin, ngoài ra tiếng Anh cũng là một lợi thế của sinh viên nước ngoài. Tuy vậy, yếu điểm của họ cũng là ngoại ngữ (tiếng Nhật), và sự cả thèm chóng chán.
Vì thế, nhà tuyển dụng Nhật mong mỏi ở sinh viên nước ngoài là: kiến thức chuyên môn và nhuần nhuyễn tiếng Nhật và tiếng Anh. Trong đó tiếng Nhật quan trọng hơn. Sẽ thực sự rất khó cho những người chỉ nói tiếng Anh. Thiếu một trong 2 yếu tố này, công cuộc săn việc sẽ là một thử thách lớn. Điều này trả lời cho câu hỏi tại sao xin việc làm tại Nhật không hề dễ dàng.
Nguồn: gakutomo.com